Thành viên hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - Cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam/Phan Đức Dũng, Đỗ Thị Ý Nhi,Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một,Số 4(29)-2016

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership) ký kết
chính thức ngày 4/2/2016 tại New Zealand, sau khi 12 nước hai bên bờ Thái Bình Dương
gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Malaysia, Mexico, Nhật Bản, New
Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã thông qua vào ngày 05/10/2015, đồng thời cũng
đưa ra lộ trình để hiệp định đi vào hiệu lực là 2 năm sau ngày ký kết với cam kết sẽ tập
trung mọi nỗ lực cần thiết để quốc hội các nước thành viên sớm phê chuẩn hiệp định. Việt
Nam là thành viên TPP, sẽ là một trong những nước có lợi nhiều nhất vì mục tiêu chính của
TPP là giảm thuế và những rào cản hàng hoá cho dịch vụ. TPP sẽ cho phép mức độ giao
dịch thương mại lớn và các khoản đầu tư lâu dài hơn với các quốc gia còn lại, trong đó,
khoản đầu tư quan trọng nhất đối với Việt Nam là Hoa Kỳ; thu nhập cao hơn sẽ cho phép
Việt Nam đầu tư nhiều hơn và tăng trưởng nhanh hơn. TPP sẽ giảm những trở ngại đối với
xuất khẩu và có vị trí cạnh tranh mạnh mẽ trong một số ngành sản xuất khác của các thành
viên TPP. Bên cạnh những cơ hội, Việt Nam phải đối mặt với mối nguy từ việc mở cửa thị
trường nội địa, cam kết về những vấn đề như bảo hộ cao hơn đối với quyền sở hữu trí tuệ,
đòi hỏi cao trong bảo vệ môi trường, những nguyên tắc về lao động.
Bạn đang xem trang mẫu tài liệu này.