Đặc trưng của phật giáo Hoa Tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh /Đặng Hoàng Lan, Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, Số 1(50)-2021, Tr.37-46
THiện nay, người Hoa sinh sống ở tất cả 63 tỉnh thành của Việt Nam nhưng hơn 50% dân số tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy họ có thể bảo lưu những đặc trưng văn hóa tộc người trong đó có Phật giáo Hoa tông. Dựa vào tư liệu thành văn là kết quả của những nghiên cứu trước, tiến hành nghiên cứu điền dã dân tộc học (quan sát tham dự nghi lễ, phỏng vấn sâu và phỏng vấn hồi cố tăng, ni, phật tử) tại các ngôi chùa Hoa như Thảo Đường thiền tự, chùa Phổ Đà Sơn (quận 6), chùa Quan Âm, chùa Từ Ân (quận 11), chùa Hoa Nghiêm (quận Bình Thạnh), chùa Vạn Phật (quận 5), chùa Long Hoa, chùa Sùng Chính (quận 8) bài viết nhận diện những đặc trưng của Phật giáo Hoa tông tại Thành phố Chí Minh qua: (1) Lịch sử hình thành Phật giáo Hoa tông; (2) Hệ thống thờ tự; (3) Nghi thức cúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Phật giáo Hoa tông ở chùa Hoa khác với Phật giáo Bắc tông ở chùa Việt là việc đặt tượng Phật trong khánh để đảm bảo sự tinh khiết. Hình thức thờ Tam thế Phật bên cạnh bộ tượng năm vị tại bàn ngoài cùng là Phổ Hiền, Di Lặc, Quan Âm, Văn Thù, Địa Tạng Vương Bồ tát, thờ Phật Di Lặc và Ngọc Hoàng Thượng đế. Hàng năm chùa tổ chức Đạo tràng bái sám, Pháp lôi Vu Lan và Lễ tạ chư Thiên. Tín ngưỡng dân gian in đậm trong nghi thức thờ cúng tại chùa Hoa.
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.