Đánh giá khả năng xử lý nước thải cao su của cây dầu mè jatropha curcas l. /Hồ Bích Liên, Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, Số 1(50)-2021, Tr.87-97

Hiện nay, việc giải quyết ô nhiễm môi trường đang được xem là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu của toàn nhân lọai. Trong đó, giải quyết ô nhiễm do nước thải cao su gây ra cần được ưu tiên giải quyết. Hiện tại có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải cao su đã được thiết lập và vận hành. Tuy nhiên, nồng độ ô nhiễm trong nước thải sau quá trình xử lý còn cao so với tiêu chuẩn (QCVN 40:2011/BTNMT). Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp phytoremediation để xử lý nước thải cao su. Đây là công nghệ sử dụng các loài thực vật khác nhau để phân hủy chất ô nhiễm từ đất và nước, đang được xem là một phương pháp đơn giản, chi phí thấp, thân thiện với môi trường và đang được ứng dụng nhiều trên thế giới. Nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng cây dầu mè Jatropha curcas L. trồng trên mô hình đất ngập nước có tưới nước thải cao su. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: nhiệt độ có sự biến động không nhiều, trong khoảng 28 – 32.5oC; pH tăng từ 4.3 lên 7.1; hiệu suất xử lý COD, BOD, N-NH3 và SS theo thứ tự là 46.5%; 46.1%; 66.3%; 61.09%.