Diễn tiến và hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa ở miền Đông Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc (1862-1945)/Lê Hữu Phước, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, Số 1(33)-2017

Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp đã thực hiện nhiều biện pháp chính trị và quân sự -an ninh, kinh tế, tài chính nhằm phục vụ cho mục tiêu tối thượng là tận thu lợi nhuận trong hai chương trình khai thác thuộc địa. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm cho hạ tầng kinh tế (kết cấu hạ tầng) được thiết lập và không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, tạo nên “cú hích” dẫn đến sự hình thành nền kinh tế dân tộc theo hướng tư bản chủ nghĩa và tầng lớp tư sản dân tộc. Tuy có một số hệ quả tích cực, song cho đến cuối thời Pháp thuộc ở miền Đông Nam Kỳ vẫn là nơi có nền kinh tế lạc hậu, phiến diện, mất cân đối, xã hội phân hóa sâu sắc, mâu thuẫn xã hội phát triển hết sức gay gắt

Từ khóa: Khai thác thuộc địa;Tư bản pháp;Nam Kỳ

10 p hien 01/08/2017 424 8

Bạn đang xem trang mẫu tài liệu này.