Hiệu quả xử lý nước thải sau biogas của hệ thống đất ngập nước kiến tạo ở thị xã tân uyên tỉnh Bình Dương/Hồ Bích Liên,[...và những người khác],Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một,Số 5(30)-2016

Sự ứng dụng công nghệ biogas để xử lý chất thải chăn nuôi được xem là giải pháp thiết thực để phát triển bền vững ngành chăn nuôi. Nguồn năng lượng sinh ra từ công nghệ biogas được dùng để làm chất đốt trong sinh hoạt, vừa tiết kiệm được chi phí vừa hạn chế được ô nhiễm không khí do sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Nguồn chất thải tạo ra sau xử lý từ hầm biogas có thể được tận dụng làm phân bón cho cây trồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Công nghệ này đã làm phát sinh một lượng nước thải khá lớn với nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vượt quá cao so với tiêu chuẩn yêu cầu (QCVN 40:2011/BTNMT, cột B) dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Với mục đích tìm ra phương pháp xử lý thích hợp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải chăn nuôi sau biogas gây ra và tăng khả năng ứng dụng công nghệ đất ngập nước kiến tạo trong thực tế, hệ thống đất ngập nước kiến tạo được xây dựng tại một hộ chăn nuôi heo ở thị xã Tân Uyên
(tỉnh Bình Dương) dựa trên các thông số kỹ thuật và bản thiết kế. Hệ thống được vận hành với lưu lượng đầu vào là 1m3/ ngày. Hiệu suất xử lý nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD5), chất rắn lơ lửng (SS), tổng nitơ, tổng photpho, coliforms lần lượt là 99,1%; 97,8%; 89,3%; 88,2%; 99,6%; 99,9%. Nước thải sau xử lý đáp ứng QCVN 40:2011/BTNMT (cột A). Công nghệ đất ngập nước kiến tạo được xem là một giải pháp khả thi trong việc cải thiện chất lượng nước thải sau biogas
Bạn đang xem trang mẫu tài liệu này.