HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH THỦ DẦU MỘT – BÌNH DƯƠNG TRONG VÙNG ĐỊCH TẠM CHIẾM (1954 – 1975), Nguyễn Văn Hiệp, Phạm Văn Thịnh, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 2 (15) – 2014, Tr.27-32.

Hoạt động yêu nước của giáo viên, học sinh, sinh viên vùng tạm chiếm ở Thủ Dầu Một – Bình Dương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của mặt trận đấu tranh chính trị công khai trong lòng địch trong kháng chiến chống Mỹ. Ngay sau hiệp định Giơnevơ 1954, nhiều trường học ở Thủ Dầu Một đã xây dựng cơ sở cách mạng, một số giáo viên đứng ra vận động giáo viên, học sinh và nhân dân đấu tranh chống tố cộng, diệt cộng, chống bắt lính, đòi dân sinh dân chủ. Những năm sau đó, Thủ Dầu Một là nơi diễn ra nhiều cuộc đấu tranh với những hình thức phong phú, sáng tạo (mít tinh, biểu tình, rải truyền đơn, làm báo, sinh hoạt văn nghệ...), thu hút đông đảo giáo chức và học sinh tham gia. Một số giáo viên, học sinh tích cực tham gia hoạt động vũ trang, biệt động, nhiều tấm gương chiến đấu và hy sinh anh dũng. Cùng với các hoạt động ở vùng giải phóng, phong trào đấu tranh của giáo chức và sinh viên học sinh Thủ Dầu Một – Bình Dương trong vùng tạm chiếm đã để lại những giá trị đặc sắc, tô thắm thêm lịch sử truyền thống vẻ vang của ngành giáo dục tỉnh Bình Dương