Khả năng xử lý nước thải sau biogas của hệ thống đất ngập nước kiến tạo /Hồ Bích Liên, Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, Số 2(51)-2021, Tr.68-76.

Với mục đích tìm ra một phương pháp xử lý thích hợp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải chăn nuôi sau biogas gây ra, hệ thống đất ngập nước kiến tạo được xây dựng. Hai hệ thống được thiết lập là hệ thống đất ngập nước kiến tạo dòng chảy ngang và dòng chảy đứng, với ba lần lặp lại. Cả hai hệ thống đều được trồng cây thủy trúc (Cyperus involucratus). Nước thải được đưa vào các hệ thống đất ngập nước với tốc độ dòng chảy trung bình là 312ml/ngày. Các chỉ tiêu khảo sát bao gồm COD, BOD5, SS, N-NH3; P-PO4 -3 được phân tích. Kết quả cho thấy hệ thống đất ngập nước dòng chảy đứng cho hiệu quả xử lý nước thải cao hơn hệ thống đất ngập nước dòng chảy ngang với hiệu suất xử lý trung bình cho COD, BOD5, SS, N-NH3; P-PO4 -3 lần lượt là 55,2%, 75,3%, 82,3%, 75,9% và 70,1%. Hệ thống đất ngập nước kiến tạo có thể được sử dụng như là một lựa chọn cho việc cải thiện chất lượng nước thải sau biogas.