XÁC ĐỊNH GIẢN ĐỒ PHÂN BỐ VÀ HẰNG SỐ AXIT CỦA CÁC DẪN XUẤT PHENOLIC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG, PHỔ MÔ PHỎNG 13C NMR VÀ MÔ HÌNH THỐNG KÊ ĐA BIẾN/Bùi Chiến Thắng, Phạm Văn Tất, tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1 – 2011, tr.65-74.
Hằng số phân ly axit của các axit yếu thể hiện một vai trò quan trọng để giải thích nhiều cơ chế phản ứng trong hóa học hữu cơ và các tính chất hóa lý của các hệ sinh học. Phương pháp trắc quang được sử dụng để xác định giá trị pKa của 20 dẫn xuất phenolic dựa vào phổ UV-Vis của chúng. Trong trường hợp này dữ liệu phổ UV-Vis đã được định dạng bởi một cơ sở dữ liệu 3 chiều. Các giá trị pKa của chúng được tính bằng giải thuật PCA sử dụng dữ liệu này. Phổ mô phỏng 13CNMR của 20 dẫn xuất phenolic có cấu trúc tương tự nhận được từ cơ học phân tử MM3 đã được sử dụng để xây dựng quan hệ định lượng giữa độ dời hóa học và tính chất acid (QCSARs). Quan hệ tuyến tính QCSARs được đánh giá bằng kỹ thuật loại bỏ dần từng trường hợp. Mô hình 5 tham số tốt nhất được thể hiện ở các giá trị thống kê R2 luyện = 98,20 và giá trị R2 kiểm tra = 97,10. Kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo được sử dụng để tìm kiếm hệ số hiệu chỉnh tối ưu trong phương trình hồi quy bằng việc tạo số ngẫu nhiên. Các mô hình quay lại dự đoán hằng số phân ly axit của các dẫn xuất phenolic mới. Các giá trị pKa nhận được từ 2 mối quan hệ QCSARs phù hợp tốt với các giá trị thực nghiệm và tài liệu.
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.