Hôn nhân khác tôn giáo nơi người Chăm Islam ngày càng trở nên phổ biến và gần như không có ngoại lệ trong việc ai muốn kết hôn với người Chăm Islam dù nam hay nữ đều phải chấp nhận cải đạo theo Hồi giáo mới được kết hôn. Cha mẹ của đôi nam nữ khác tôn giáo có lối ứng xử khác nhau: (i) Cha mẹ phía tôn giáo khác đã phản đối kịch liệt việc con cái của họ theo Hồi giáo bởi khả năng họ “mất con, mất cháu” rất lớn vì khi về sống bên phía người Chăm Islam phải từ bỏ phong tục truyền thống của gia

Hôn nhân khác tôn giáo nơi người Chăm Islam ngày càng trở nên phổ biến và gần như không có ngoại lệ trong việc ai muốn kết hôn với người Chăm Islam dù nam hay nữ đều phải chấp nhận cải đạo theo Hồi giáo mới được kết hôn. Cha mẹ của đôi nam nữ khác tôn giáo có lối ứng xử khác nhau: (i) Cha mẹ phía tôn giáo khác đã phản đối kịch liệt việc con cái của họ theo Hồi giáo bởi khả năng họ “mất con, mất cháu” rất lớn vì khi về sống bên phía người Chăm Islam phải từ bỏ phong tục truyền thống của gia đình như thờ cúng tổ tiên, không để tang người chết kể cả cha mẹ ruột… Sự phản đối đã vô tình đẩy con cái của họ ngày càng xa rời gia đình ruột thịt; (ii) Ngược lại, phía gia đình người Chăm Islam lại có xu hướng cảm thông và chấp nhận cuộc hôn nhân này vì họ hiểu rằng việc phản đối càng làm cho con cái dễ có khả năng phạm tội quan hệ ngoài hôn nhân (zina) vốn là một tội rất lớn theo luật Hồi giáo… Từ những phân tích đó, chúng tôi lập luận rằng Hồi giáo là nhân tố gắn kết những người con dâu, con rể thuộc các tôn giáo khác vượt qua sự dằn vặt, dần sát nhập bản thân vào lối sống mới thông qua chung sống với gia đình, dòng họ và cộng đồng người Chăm Islam. Hồi giáo với giáo luật nghiêm khắc không chỉ giúp người Chăm Islam gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của mình trong mọi hoàn cảnh mà còn giúp họ phát huy được giá trị văn hóa ấy bằng cách lan tỏa thông qua con đường hôn nhân này.