TỪ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐẾN NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG – BƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC/ Nguyễn Văn Hiệp, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 6 (13) – 2013, tr.3-8.
Giáo dục đại học Việt Nam còn khá non trẻ, chủ yếu được bắt đầu từ sau năm 1954 ở miền Bắc và sau năm 1975 ở miền Nam. Cho đến trước khi Việt Nam công bố chính thức công cuộc đổi mới, đảm bảo chất lượng giáo dục trong lĩnh vực đào tạo đại học được thực hiện bằng phương pháp sàng lọc kỹ lưỡng đầu vào và kiểm soát chặt chẽ đầu ra bằng các hoạt động thi cử, công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (1986), đảm bảo chất ở bậc đại học chuyển dần sang phương pháp đáp ứng đầy đủ nguồn lực và tiến tới thực hiện nguyên tắc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Trong vòng hơn 10 năm đầu thế kỷ 21, giáo dục đại học Việt Nam đã xây dựng được hệ thống và cơ chế đảm bảo chất lượng theo xu hướng hội nhập quốc tế. Hoạt động đảm bảo chất lượng trong đào tạo bậc đại học đã thu được thành quả đáng ghi nhận, đánh dấu bước chuyển biến sâu sắc trong tiến trình hội nhập của đất nước.
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.